25/11/2024 06:02
Vì vậy, việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của cấp ủy các cấp để thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và thường xuyên, là một trong những nhân tố quyết định đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng có đi vào cuộc sống hay không.
Cách đây 3 năm, ngày 21/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng trên địa bàn tỉnh.
Sau 3 năm triển khai, cấp ủy các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kịp thời công tác quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển của địa phương.
|
Trong quá trình tham gia học tập, đa số cán bộ, đảng viên chấp hành nghiêm túc nội quy hội nghị, tham gia trả lời và góp ý vào phiếu xin ý kiến của ban tổ chức hội nghị.
Những năm gần đây, ngoài phương pháp thuyết trình truyền thống, việc học tập, quán triệt, triển khai nghị quyết của Đảng, Đảng bộ tỉnh theo hình thức trực tuyến đã ngày càng phổ biến, làm phong phú thêm hình thức triển khai nghị quyết, rút ngắn thời gian, giảm chi phí tài chính.
Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, công tác quán triệt, tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị của Đảng tại cơ sở chưa được quan tâm đúng mức; hình thức, nội dung chậm được đổi mới; chất lượng, hiệu quả chưa cao.
Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, của cấp ủy chưa được thể hiện rõ nét. Một số trường hợp, cấp ủy “khoán trắng” cho ban tuyên giáo, báo cáo viên nên hiệu quả công tác tuyên truyền, quán triệt nghị quyết không cao.
Điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức hội nghị trực tuyến chưa thực sự bảo đảm, đặc biệt là ở cấp huyện và cơ sở. Hội trường nhỏ, không gian phòng họp hẹp nên số lượng đại biểu triệu tập bị hạn chế.
Thời gian dành cho việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, nhất là ở cấp cơ sở không nhiều. Vì vậy, cấp ủy các cấp phải lồng ghép nhiều nội dung trong một hội nghị nên chưa dành thời gian thích đáng để cán bộ, đảng viên nghiên cứu, thảo luận, giải đáp thắc mắc trong quá trình học tập, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả việc tiếp thu nội dung nghị quyết.
Trong thực tế vẫn có một bộ phận cán bộ, đảng viên thường có tâm lý “ngại” tham gia học tập, quán triệt nghị quyết, hoặc có tham gia thì cũng chưa nghiêm túc. Trong khi ở một số địa phương, đơn vị, công tác theo dõi, kiểm tra, chấn chỉnh chưa thực sự được quan tâm.
Việc cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị ở một số cấp ủy còn mang tính rập khuôn, sao chép, chưa sát với tình hình thực tế, dẫn đến kết quả chưa cao. Những hạn chế trong việc thực thi đường lối của Đảng ở một vài địa phương, đơn vị cho thấy điều đó.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, tại Kết luận số 2126-KL/TU ngày 8/11/2024 sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhấn mạnh tiếp tục đổi mới và nâng cao việc nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
|
Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức quán triệt, tuyên truyền theo hướng thiết thực, hiệu quả; thành phần triệu tập hội nghị trực tuyến và dung lượng báo cáo phải phù hợp với thời lượng truyền đạt chỉ thị, nghị quyết tại hội nghị. Quan tâm bố trí kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác quán triệt, học tập, tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Đổi mới phương thức đánh giá nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tại các hội nghị học tập, quán triệt theo hướng thiết thực, hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát việc quán triệt, tuyên truyền, học tập và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng gắn với nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Thiết nghĩ, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, trong thời gian tới cần phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc học tập, nghiên cứu nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Từng cán bộ, đảng viên phải xác định việc học tập, nghiên cứu và vận dụng, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng vừa là nhiệm vụ, trách nhiệm, vừa là quyền lợi của mình.
Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm là đa dạng hóa phương thức triển khai từng nghị quyết phù hợp với thực tiễn cơ sở và nhu cầu đón nhận nghị quyết của từng đối tượng đảng viên; không quy định bắt buộc thời gian, cách thức tuyên truyền như nhau cho mọi đối tượng.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, đảm bảo vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ chuyên sâu về lý luận chính trị và kỹ năng thuyết trình, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Khi triển khai học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng cần dành thời lượng đáng kể để tập trung phân tích sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn của từng quan điểm chỉ đạo của Đảng và nêu rõ những nhiệm vụ chủ yếu, những giải pháp thiết thực, khả thi để thực hiện nghị quyết.
Kịp thời khen thưởng những địa phương, đơn vị, cá nhân thực hiện có hiệu quả, đồng thời chấn chính những địa phương, đơn vị, cá nhân thực hiện không nghiêm túc.
Sông Côn