28/06/2015 16:57
Tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội đã thảo luận, xem xét, thông qua 11 luật gồm: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016; Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2015; Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật này có hiệu lực thi hành năm ngân sách 2017; Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi), Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016; Luật Ban hành văn bản pháp luật, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016; Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016; Luật Thú y, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016; Luật An toàn, vệ sinh lao động Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về 15 dự án luật khác nhằm tiếp tục triển khai thi hành, thể chế hoá Hiến pháp 2013 gồm: Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi); Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi); Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi); Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Tạm giữ, tạm giam; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Luật Trưng cầu dân ý; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán; Luật Thống kê (sửa đổi); Luật An toàn thông tin; Luật Phí, lệ phí; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam; Luật Khí tượng thủy văn.
Qua hoạt động giám sát tối cao, chất vấn và trả lời chất vấn; các vấn đề quan trọng của đất nước; xem xét công tác nhân sự của bộ máy nhà nước, Quốc hội đã thảo luận, xem xét và thông qua 09 nghị quyết gồm: Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016; Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động; Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013; Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Nghị quyết về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự; Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII; Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Nghị quyết về việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH hội đối với bà Châu Thị Thu Nga (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội).
Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum tham dự kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIII gồm 6/6 đại biểu, do đồng chí Y Mửi - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.
|
Tại kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh đã hoạt động tích cực và tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc hội. Với tinh thần trách nhiệm cao với nhân dân cả nước nói chung, với cử tri tỉnh Kon Tum nói riêng, các vị ĐBQH trong Đoàn đã tập trung trí tuệ, nghiên cứu, tham gia rất nhiều ý kiến có chất lượng cao tại các buổi thảo luận ở tổ và ở hội trường.
Tại các phiên thảo luận ở hội trường, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có 8 lượt phát biểu với 28 ý kiến tham gia đối với các nội dung: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi); Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi); Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật Trưng cầu ý dân; Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Tại các phiên thảo luận tại tổ, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có 74 ý kiến tham gia đối với các nội dung: Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015; Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi); Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán; Luật Phí, lệ phí; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Tạm giữ, tạm giam; Luật Trưng cầu ý dân; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam; Luật Thống kê (sửa đổi); Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi); Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Luật An toàn thông tin; Luật Khí tượng thủy văn; Đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013.
Các vị ĐBQH trong Đoàn ĐBQH tỉnh đã chất vấn bằng văn bản và trực tiếp tại hội trường đối với 4 vị bộ trưởng (Giáo dục và Đào tạo, Công an, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội) về: tình hình sửa đổi bổ sung nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ theo hướng bổ sung các chức danh phó chủ tịch UBMTTQ cấp xã, phó trưởng công an xã, xã đội phó và văn phòng đảng ủy xã, văn thư UBND xã vào đối tượng cán bộ, công chức cấp xã; cải thiện chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức cấp xã; tình hình triển khai Đề án về Chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ về công tác ở địa bàn khó khăn; giải pháp để ngăn chặn tình hình tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng đang có xu hướng gia tăng trong thời gian qua; giải pháp, lộ trình thực hiện chính sách đối với các bà mẹ có công với cách mạng đủ điều kiện được công nhận là bà mẹ Việt Nam Anh hùng; giải pháp đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhà giáo để đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình và sách giáo khoa, gắn với việc thu hút những người có trình độ cao về công tác trong ngành sư phạm. Nguyên ngân chủ quan từ phía nhà trường đối với tình trạng bạo lực học đường gia tăng và giải pháp khắc phục trong thời gian tới;
Các vị ĐBQH trong Đoàn ĐBQH tỉnh cũng đã chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về những khó khăn, thách thức của nước ta khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, các giải pháp để hạn chế những khó khăn thách thức trên.
Về công tác dân nguyện, tại kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phản ánh lên Quốc hội 12 ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum thuộc thẩm quyền của Chính phủ; các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Quốc phòng, Y tế, Xây dựng và Ủy ban Dân tộc. Đồng thời, đã xem xét và chuyển một số đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân tỉnh Kon Tum và một số tỉnh gửi tới Đoàn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Ngoài các phiên họp chính thức, trong thời gian diễn ra kỳ họp các vị ĐBQH trong Đoàn ĐBQH tỉnh còn tham gia các hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm hoạt động với Đoàn ĐBQH một số tỉnh và một số bộ, ngành Trung ương.
Quang Vinh