Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum trong tuần làm việc thứ 4, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV

16/06/2017 10:16

Tiếp theo chương trình, tại tuần làm việc thứ 4 kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV (từ ngày 12-16/6), trong phiên thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017, các vị ĐBQH tỉnh Kon Tum đã tham gia thảo luận với 2 nội dung.

Nội dung thảo luận cụ thể như sau:

Tán thành cao với nội dung báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và tình hình triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2017 của Chính phủ; cử tri và dư luận đánh giá cao sự quyết liệt linh hoạt, sáng tạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, tinh thần đổi mới, cải cách, kiến tạo hành động và phục vụ nâng phát huy tác dụng, môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các đơn vị kinh tế, nhất là các doanh nghiệp ngày càng thông thoáng thuận tiện được thể hiện qua các số liệu như: 4 tháng đầu năm 2017 có thêm 39.500 doanh nghiệp thành lập với vốn đăng ký 369,6 nghìn tỷ đồng, tăng 14% về số doanh nghiệp và tăng 48,9% về vốn so với cùng kỳ năm 2016 và cũng đã có 11.545 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 1,9%... chứng tỏ về cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp đang đi đúng hướng và theo chiều hướng phát triển.

Tuy nhiên, trong vấn đề này còn có 2 điều đáng chú ý và cần phải đánh giá sâu thêm đó là: (1) cùng với việc nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, nhiều doanh nghiệp trở lại hoạt động nhưng số doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động cũng có xu hướng tăng. đạt được; (2) tình hình doanh nghiệp đầu tư không đồng đều giữa các lĩnh vực nông nghiệp với các lĩnh vực khác, một thực trạng trong lĩnh vực nông nghiệp các doanh nghiệp ít đầu tư hơn, với quy mô nhỏ hơn và cũng đã trong tình trạng tập trung ở những vùng, địa điểm thuận lợi, còn những vùng khó khăn miền núi, Tây Nguyên còn ít. Những doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp vẫn chưa đạt được như mong muốn, thực trạng này có thể được nhìn nhận như là một bước thắt cổ chai trong quá trình thực hiện liên kết 4 nhà gồm: Nhà nông - nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp đang được Chính phủ thúc đẩy trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn.

Từ những phân tích trên đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm có giải pháp thích hợp, kịp thời để xử lý tình trạng này, trong đó tập trung cải thiện cơ chế chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cho việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời xử lý thích hợp và linh hoạt các vấn đề về cơ chế giao đất, cho thuê đất, vấn đề chuyển đổi đất rừng cho các địa phương miền núi và Tây Nguyên khi có các dự án đầu tư lớn vào nông nghiệp nhất là các dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Đại biểu Tô Văn Tám - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu ý kiến tại kỳ họp

 

Phát triển kinh tế - xã hội tại miền núi và Tây Nguyên đang là mối quan tâm của Đảng và nhà nước, các chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số đã được ban hành nhiều và tập trung vào ba khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đã có sự đổi mới từng bước, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tây Nguyên và đã được triển khai thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người dân. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3-4% một năm, 98,7% xã có đường ô tô đến UBND xã, 99,8% số xã có điện, 100% xã đạt chuẩn được phổ cập tiểu học, 99,3% số xã có trạm y tế v.v... đã chứng minh điều này.

Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ phát triển dành cho khu vực này còn dàn trải nhưng vẫn chưa được khắc phục. Nguồn lực được bố trí chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, định mức đầu tư còn thấp, cơ cấu phân bổ chưa thật phù hợp giữa các địa phương, vùng đặc biệt khó khăn.

Vì vậy, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đẩy nhanh đẩy nhanh việc ban hành chính sách mới cho giai đoạn 2016 - 2021 và hoàn thiện chính sách theo hướng phân vùng để phát triển sản xuất phù hợp với đặc thù của từng vùng, hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiêu thụ sản phẩm bền vững theo hướng kết nối sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số với thị trường. Đồng thời, tổng kết một cách toàn diện việc ban hành và thực hiện các chính sách pháp luật từ trước tới nay để làm cơ sở cho Quốc hội ban hành đạo luật về dân tộc và miền núi.

Chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại một số tỉnh Tây Nguyên trong đó có tỉnh Kon Tum tháng 4/2017 thể hiện mối quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum. Các kết luận của Tổng Bí thư là sâu sắc cụ thể và mang tính chiến lược. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum mong muốn và đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đẩy nhanh việc cụ thể hóa và triển khai, giải quyết, thực hiện các kết luận của Tổng Bí thư qua chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Kon Tum.

Tin, ảnh: Tống Quang Vinh

Chuyên mục khác