Nơi đây, thực dân Pháp đã giam giữ, đày ải nhiều chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước tiêu biểu như: Lê Văn Hiến, Chu Huy Mân, Trần Văn Trà, Lê Bá Từ, Hà Phú Hương, Nguyễn Duy Trinh, Tố Hữu, Huỳnh Ngọc Huệ, Nguyễn Tất Thắng...
Cụm di tích lịch sử Ngục Đăk Glei gồm ba công trình nhỏ: Đồn Đăk Glei, khu Căng an trí và khu Biệt giam. Toàn bộ khu di tích nằm trên đồi, xung quanh núi cao, suối, thung lũng bao bọc.
Ngày 30/12/1991, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành Quyết định số 2307/QĐ-BT công nhận Ngục Đăk Glei là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.
Ngày nay, khu di tích đã và đang được trùng tu tôn tạo, hệ thống đường giao thông đến di tích cũng được đầu tư xây dựng thuận lợi, xứng đáng là địa chỉ đỏ cách mạng, có ý nghĩa giáo dục to lớn, một biểu tượng đầy tự hào cho tinh thần đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng.