Chùm ảnh: Độc đáo nghề truyền thống của người Tây Nguyên

10/12/2023 17:42

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum năm 2023 đã cho người xem nhiều trải nghiệm thú vị. Trong đó, nhiều nghề truyền thống độc đáo đã góp phần khái quát về cuộc sống của các dân tộc Tây Nguyên.
 
Trong không gian lễ hội, những bức tượng gỗ dân gian độc đáo của người Gia Rai ở xã Ia Chim, thành phố Kon Tum nổi bật, thu hút nhiều du khách tham quan, thưởng lãm.

 

 
Nghề gốm của người M’Nông ở huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk có từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Phụ nữ là người đảm nhận chính trong việc làm gốm.

 

Nét độc đáo của đồ gốm của người M'Nông là có bề mặt rất đen và bóng, nhìn giống như kim loại. Hiện nay, sản phẩm gốm ngoài việc phục vụ sinh hoạt hàng ngày, bà con còn để bán cho khách du lịch để tăng thu nhập.

 

Người Gia Rai ở làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai rất giỏi đan lát. Nguyên liệu từ lồ ô, tre, nứa, được người dân làm ra những vật dụng như gùi, rổ, rá rất tinh xảo và tiện ích.

 

Theo nghệ nhân Rinh ở làng Ngơm Thung, nghề đan lát cần sự khéo léo, tỉ mỉ. Để có được sản phẩm đẹp, người làm phải qua nhiều công đoạn, tốn nhiều thời gian và yêu cầu khá cao về sự sáng tạo.

 

 
Từ lâu đời, người K’Ho ở xã Đạ Long, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đã sớm biết trồng bông, xe sợi, nhuộm, dệt thổ cẩm để tự tay tạo ra trang phục riêng cho dân tộc mình. Để tạo nên một bộ trang phục truyền thống đẹp, cần đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo với nhiều công đoạn rất tỉ mỉ, công phu của người dệt vải.

 

Hiện nay, trang phục truyền thống vẫn được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày, nhất là trong các dịp lễ hội, những ngày trọng đại của người K’Ho.

 

Ngọc Mạnh

Chuyên mục khác