Về phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng

06/09/2023 06:03

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã sử dụng đúng đắn và linh hoạt nhiều phương pháp cách mạng, làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Trong đó, phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp có vai trò đặc biệt quan trọng.

Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp được thể hiện như kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế; phát huy sức mạnh của lực lượng chính trị quần chúng; phối hợp nhiều lực lượng khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, trên nhiều địa bàn khác nhau một cách thích hợp.

Trong công cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng với lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân, Đảng ta còn quan tâm tập hợp trí thức, học sinh, sinh viên, các dân tộc, tôn giáo, Việt kiều… Quy tụ tất cả các giai tầng yêu nước trong Mặt trận Dân tộc thống nhất, Đảng tổ chức thành hai lực lượng chủ yếu, đó là lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang.

Trong lực lượng chính trị, có bộ phận đấu tranh trực diện, quyết liệt với địch; có bộ phận đấu tranh trên từng mặt trận, từng lĩnh vực, như kinh tế, văn hóa, binh vận, ngoại giao…

Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ. Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử quốc gia

 

Lực lượng vũ trang được tổ chức thành ba thứ quân phù hợp với điều kiện, trang bị, yêu cầu tác chiến, gồm: Bộ đội chủ lực Giải phóng quân; các đội vũ trang tập trung thoát ly ở các tỉnh, châu, huyện; các đội tự vệ chiến đấu, tự vệ cứu quốc ở các làng, xã, xí nghiệp, đường phố.

Theo đó, Đảng ta đã kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao; tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện và chiến tranh nhân dân với các hình thức phong phú, từ thấp lên cao.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 gắn liền với sự vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp phát huy sức mạnh toàn dân tộc; nghệ thuật kết hợp khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị. Ngay khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9/1939), Đảng chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, dựa vào nông thôn để phát triển lực lượng. Từ nông thôn, Đảng từng bước xây dựng lực lượng ở thành thị nhằm chuẩn bị điều kiện cho cuộc khởi nghĩa có thể nổ ra ở những trung tâm đầu não của quân thù làm cho chúng bị tê liệt, bảo đảm cho cuộc khởi nghĩa lan rộng trong cả nước.

Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp được bắt đầu từ các cuộc chiến tại các đô thị, tiếp đến là hình thái kết hợp chiến tranh du kích ở vùng đồng bằng với đấu tranh chính trị tại các đô thị, phản công và tiến công địch tại địa bàn trung du, miền núi; kết hợp sức mạnh của hậu phương và tuyền tuyến. Cùng với việc xây dựng căn cứ ở Việt Bắc, những hậu phương ở vùng giải phóng, Đảng còn chủ trương xây dựng hậu phương tại chỗ, hậu phương trực tiếp ở từng địa phương, từng chiến trường, đảm bảo kịp thời nhu cầu tác chiến và phục vụ tác chiến tại địa phương hoặc chiến trường.

Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc tỉnh Kon Tum. Ảnh: Sông Côn

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã xây dựng được các căn cứ địa, vùng giải phóng, các căn cứ lõm, cơ sở ở sâu trong lòng địch, trong đó cơ bản nhất là “căn cứ trong lòng dân”; xây dựng hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đóng vai trò quan trọng quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Đồng thời kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

Nhờ vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp, cùng với các phương pháp cách mạng khác như sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng đấu tranh với bạo lực phản cách mạng; phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân; dự báo thời cơ, tranh thủ thời cơ; thắng từng bước, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng, Đảng ta đã đưa cách mạng nước ta từ thắng lợi đến thắng lợi khác.

Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta tiếp tục sử dụng phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức, đưa cách mạng tiếp tục tiến lên giành thắng lợi.

Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp luôn được Đảng ta đề cập xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Tại Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giá trị văn hóa, khát vọng phát triển đất nước, sức mạnh của con người Việt Nam, vai trò của khoa học  sáng tạo, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội để đất nước ta phát triển nhanh bền vững hơn, lập nên kỳ phát triển mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc”.

Vận dụng sáng tạo phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng trong giai đoạn hiện nay, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kon Tum luôn quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc; đồng thời vận dụng đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Tỉnh đã thực hiện tốt việc huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cải cách thủ hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; làm tốt công tác lãnh đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng- an ninh trên địa bàn tỉnh.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định tiếp tục củng cố niềm tin của nhân dân và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc là động lực và nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi cho sự phát triển bền vững của tỉnh.

Kết quả là, quy mô tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn tỉnh (GRDP) đến cuối năm 2023 ước đạt 34.100 tỷ đồng, gấp 1,32 lần năm 2000; tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức khá, bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 8,8%/năm; GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 57,8 triệu đồng, gấp 1,24 lần năm 2020; thu ngân sách Nhà nước năm 2023 ước đạt 4.500 tỷ đồng, gấp 1,28 lần năm 2020; cuối năm 2023 dự kiến có 47 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 78,33% mục tiêu; năm 2022 giảm còn 10,86% hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025); tỷ lệ tập hợp quần chúng vào các tổ chức chính trị-xã hội đạt 81%.

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS; tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao; chênh lệch mức sống giữa vùng thuận lợi và khó khăn còn lớn; quốc phòng-an ninh còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

Vì vậy, tỉnh xác định tiếp tục tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, gắn bó mật thiết với nhân dân; thực hiện tốt công tác dân vận của hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc; tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại

Sông Côn

Chuyên mục khác