24/05/2025 05:47
|
Tại Hội nghị, các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến vào các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Trong đó, tập trung góp ý vào các nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9, Điều 10, khoản 1 Điều 84, Điều 110, khoản 2 Điều 111, khoản 2 Điều 115 của Hiến pháp 2013.
Đa số ý kiến bày tỏ sự đồng thuận cao với sự cần thiết, phạm vi và các nội dung cơ bản của dự thảo. Các ý kiến tập trung vào việc đảm bảo tính toàn diện, phù hợp với thực tiễn và định hướng phát triển lâu dài của đất nước. Ngoài ra, tại Điều 9, ý kiến bổ sung tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, bỏ cụm từ “liên minh”, thực hiện dân chủ, tăng cường vận động nhân dân, làm tốt công tác xã hội; tại Điều 10, bổ sung quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế; tại Điều 110, cần cụ thể hơn nữa các đơn vị hành chính dưới tỉnh, đề nghị bỏ cụm từ “trực thuộc trung ương”; tại Điều 115, duy trì quyền chất vấn đối với Chánh án Toà án nhân dân tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh…
Việc lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013. Đồng thời, quán triệt, phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về mục đích, yêu cầu của việc lấy ý kiến góp ý, đảm bảo thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp.
Thanh Tú