28/10/2020 15:56
Tại thành phố Kon Tum: có 2 nhà ở bị ảnh hưởng, khoảng 55ha diện tích lúa bị ngã đổ ở xã Kroong.
Tại huyện Đăk Glei: UBND huyện đã tổ chức di dời 37 hộ với 105 khẩu đã di dời ở 1 điểm tái định cư thôn Kon Năng (cũ) về nhà điều hành thủy điện Đăk Mi 1 đảm bảo an toàn. Hiện tại đã có 13 căn nhà của các hộ dân bị tốc mái, nghiêng đổ.
Tại xã Đăk Choong, tuyến đường tỉnh lộ 673 Đăk Tả đi xã Ngọc Linh mưa lớn sạt lở ta luy dương tại thôn Kon Năng cũ chiều dài L=30m, R=4m, C=3m, khối lượng khoảng 360 m3.
Tại xã Ngọc Linh, tuyến đường đi các thôn Ngọc Súc, Đăk Sun và thôn Tân Rát nước mưa dâng cao bị cô lập; Cầu tràn lên làng Ngọc Súc, Đăk Sun và thôn Tân Rát bị ngập sâu, người và phương tiện không qua lại được; tại xã Đăk Plô, cầu tràn liên xã Đăk Plô đi xã Đăk Nhoong mưa lớn ngập sâu, người và phương tiện không qua lại được.
Tại xã Đăk Kroong, cầu treo thôn Đăk Sút đi thôn Gia Tun Đăk Ang, Ngọc Hồi do ảnh hưởng mưa lớn bị nghiêng.
Về trường học có 1 công trình trường học Mầm non xã Đăk Choong do cây xanh làm ngã đổ hư hỏng.
Tại huyện Tu Mơ Rông: UBND huyện đã tổ chức di dời 15 hộ dân dưới hạ lưu Đập thủy lợi Đăk Trang đến nơi an toàn.
Về giao thông: Tuyến đường tỉnh lộ 672 (đoạn Măng Ri; Tỉnh lộ 678 (Đăk Sao) nước ngập, chia cắt đường, đã có lực lượng trực gác không cho người và phương tiện qua lại.
Về y tế: Trạm Y tế xã Tu Mơ Rông tiếp tục có dấu hiệu sụp lún móng nhà gây ra các vết nứt móng và tường nhà; Trạm Y tế xã Ngọc Lây hư hỏng nặng. Chính quyền địa phương đã tổ chức di dời nhân viên và thiết bị 2 trạm.
Về thủy lợi: Đập thủy lợi Đăk Trang (xã Đăk Tờ Kan) đã ngập tràn xã lũ.
Tại huyện Kon Plông: Chính quyền địa phương đã tổ chức di dời 46 hộ dân tại các điểm dân cư bị sạt lở đến nơi an toàn.
Về giao thông: Tuyến tỉnh lộ 676 tại các vị trí Km20+300 bị tắt đường; tại Km 14+300 bị xói lở và cầu tràn tại xã Đăk Ring bị ngập nước, hiện xã đã chốt chặn không cho người qua lại; tại Km41+950 ngầm nước chờ tỉnh lộ 676 bị ngập nước; tại Km 201+700 đường Trường Sơn Đông bị sạt lở. Tuyến đường Đông Trường Sơn tại Km194 bị sạt lở ta luy dương lưu thông đi lại khó khăn. Tuyến QL24 tại Km 88 +450 và Km93+800 bị sạt lở ta luy dương gây tắc đường không lưu thông qua lại được. Tuyến TL676 tại Km20 - Km30 bị sạt lở ta luy dương nhiều điểm không lưu thông qua lại được.
Về giáo dục: Có 1 điểm trường mầm non bị ngập nước.
Tại huyện Kon Rẫy: Huyện đã tổ chức di dời 120 hộ/673 khẩu ở xã Đăk Ruồng và 2 hộ dân tại thôn 1 xã Tân Lập nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt đến nơi an toàn.
Giao thông bị ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, tại xã Đăk Ruồng nước ngập đường vào thôn 10. Tại thị trấn Đăk Rve sạt lở nhiều điểm tại khu vực đèo Măng Đen (cũ) và hiện tại đang triển khai di dời một số hộ dân bị nước ngập tại thôn 2; đoạn đường thôn 2 (Quốc lộ 24) bị nước lũ tràn qua đường gây cản trở giao thông đi lại. Tại xã Đăk Pne, tuyến đường huyện vào xã (ĐH 22) do lũ lớn đã cuốn trôi hoàn toàn cầu dàn sắt, hiện 3 thôn (thôn 2, 3, 4) của xã với 438 hộ/1.466 khẩu đã bị chia cắt hoàn toàn. Tại xã Đăk Kôi, sạt lở nhiều điểm tại thôn 2, 5, 6, 10 (Tỉnh lộ 677). Tại xã Đăk Tơ Lung, sạt lở đường tại thôn 6; 01 nhà dân tại thôn 4 bị tốc mái; toàn bộ xã bị cúp điện.
Tại huyện Ngọc Hồi: Về nhà ở, có 16 nhà bị tốc mái tại xã Sa Loong và Pờ Y.
Về giáo dục: Trường học mầm non tại xã Pờ Y bị tốc khoảng 100m2 mái vòm và điểm trường mầm non ở xã Đăk Nông bị tốc mái 10m2.
Về sản xuất nông nghiệp, có khoảng 30 ha diện tích cây lúa nước, cây mì và cây cà phê ven các khe suối nhỏ, ven sông Pô Kô bị ngập úng; 2 ha cây cà phê và cao su bị gẫy đổ.
Hiện nay, UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành liên quan đang tổ chức kiểm tra, triển khai các biện pháp ứng phó với mưa, bão nhằm đảm bảo ổn định đời sống, sinh hoạt cho nhân dân trong vùng; thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, triển khai công tác phòng, chống mưa, bão trên địa bàn theo các phương án đã phê duyệt; duy trì chế độ trực phòng, chống thiên tai và báo cáo theo quy định.
Thùy Hương