26/07/2019 17:52
|
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện (từ tháng 10/2017-7/2019), với sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa hai đơn vị, mô hình đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, như: Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS tại chỗ; thu nhập của người dân từng bước được nâng lên; cảnh quan, vệ sinh môi trường được chú trọng, đường làng xanh-sạch-đẹp hơn; hội viên, phụ nữ đã thể hiện được vai trò, tính chủ động của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới...
Đến nay, toàn thôn đã bê tông hóa được 350m đường giao thông liên thôn, không còn nhà tạm và nhà dột nát, hầu hết phụ nữ đều tự tạo việc làm và có thu nhập từ vườn rẫy của gia đình; số hộ nghèo giảm từ 44/63 hộ xuống còn 17/63 hộ; tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm mạnh; 60/63 hộ gia đình đã có nhà vệ sinh; đa số các hộ gia đình đều chăn nuôi gia súc và gia cầm cách xa nhà; 55/63 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” năm 2018...
Trong thời gian tới, Chi hội thôn và Hội LHPN xã Đăk Tờ Lung tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của phụ nữ và cộng đồng trong tham gia xây dựng nông thôn mới; rà soát, lập danh sách các hộ gia đình chưa đạt các tiêu chí của Cuộc vận động "5 không, 3 sạch" của Trung ương Hội phát động, trong đó nêu cụ thể những tiêu chí các hộ chưa đạt, nguyên nhân và đề xuất giải pháp cụ thể để giúp từng hộ; thành lập tổ hợp tác trồng lúa nếp than và sản xuất rượu cần (với 10 thành viên); tổ chức 1 lớp tập huấn về kỹ năng điều hành, quản lý tổ hợp tác (30 học viên); tập huấn về kỹ năng sử dụng mạng xã hội trong công tác truyền thông và vai trò của việc triển khai Cuộc vận động rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” trong xây dựng “Làng Phụ nữ DTTS nông thôn mới”; thành lập các mô hình “Hộ gia đình trồng rau sạch quanh năm”, “Nhóm hộ gia đình phụ nữ tham gia bảo hiểm y tế”, “Nhóm hộ phụ nữ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh”, “Gia đình không có trẻ em hư và trẻ em bỏ học giữa chừng”…
Trần Văn Phúc