09/02/2022 13:01
|
Trong đó, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm diệt trừ cây mai dương, bệnh khảm lá trên cây mì, không để lây lan ra diện rộng.
Tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, phát hiện xử lý sớm, dứt điểm ngay từ ban đầu các đối tượng gây hại trên cây trồng; phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác phòng, chống, khống chế dịch hại trên cây trồng, tránh tình trạng chủ quan, lơ là; kiên quyết không để dịch hại lây lan và phát triển thành dịch.
Chủ động cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, xây dựng các phương án phòng chống dịch hại trên cây trồng để sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống phát sinh tại địa phương.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến bà con nông dân về thời điểm phát sinh và các biện pháp phòng, trừ các đối tượng sâu, bệnh hại cụ thể trên từng loại cây trồng ở từng thời điểm. Chủ động chỉ đạo triển khai các giải pháp ngăn chặn, phòng trừ bệnh hại trên cây trồng có nguy cơ phát sinh trong thời gian đến.
Hướng dẫn bà con nông dân sử dụng giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại, vệ sinh đồng ruộng, bố trí thời vụ, sử dụng phân bón hợp lý và các biện pháp khác thân thiện với môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, tăng sức chống chịu, hạn chế sự phát sinh, phát triển của sinh vật gây hại, bảo vệ và phát triển sinh vật có ích.
Quản lý, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, chất lượng, chủng loại, đánh giá khả năng phát sinh sâu bệnh hại đối với các loại giống cây lâm nghiệp đang được địa phương sử dụng để trồng rừng, chủ động triển khai các giải pháp phòng trừ, không để dịch hại phát sinh.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc mua bán, kinh doanh vật tư nông nghiệp, không để tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá hoặc bán hàng không đảm bảo chất lượng, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm (nếu có); có giải pháp chỉ đạo, thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, vật tư đầy đủ, kịp thời để phục vụ nhân dân sản xuất.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để dịch hại trên cây trồng phát sinh, tái phát, diễn biến phức tạp, lây lan trên địa bàn và ra các địa phương khác.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo chính xác, kịp thời về tình hình sâu, bệnh hại, dự báo thời điểm phát sinh, gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại và hướng dẫn các biện pháp, kỹ thuật, phòng trừ hiệu quả để các địa phương, người nông dân biết, áp dụng.
Tập huấn, hướng dẫn người sản xuất và các cơ sở sản xuất áp dụng quy trình VietGAP, GlobalGAP, kỹ thuật IPM, INM, ICM trong quá trình canh tác để đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm. Xây dựng các mô hình sản xuất bền vững, an toàn dịch bệnh; mô hình IPM trên các loại cây trồng để người nông dân tham khảo, áp dụng và nhân rộng.
Tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai các giải pháp ngăn chặn và xử lý dứt điểm diện tích trồng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, đảm bảo không để lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại cho người trồng mì.
Hồng Lam