07/01/2022 19:51
|
Dự tại điểm cầu tỉnh Kon Tum có đồng chí U Huấn - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; các ĐBQH của tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Tiếp tục thảo luận dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, các ĐBQH trong cả nước tập trung thảo luận về việc tăng bội chi ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình này với tổng số tiền 240.000 tỷ đồng trong 2 năm 2022-2023. Đa số các ĐBQH đánh giá đây là chính sách tài chính tiền tệ đã được Quốc hội quyết định trong kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch tài chính, kế hoạch vay trả nợ công và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025, đáp ứng yêu cầu của tình hình trước những tác động của dịch Covid-19.
Đối với dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ, các ĐBQH trong cả nước tập trung thảo luận các vấn đề như: Quản lý đất đai, quản lý tài chính-ngân sách nhà nước, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An-Cần Thơ; thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; khu liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ. Hàng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố Cần Thơ không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, nhưng không vượt quá tổng số tăng thu ngân sách Trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước và ngân sách Trung ương không thu hụt.
Tại buổi thảo luận, thành viên Chính phủ có liên quan và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.
Trần Văn Phúc