27/04/2023 15:19
|
Theo báo cáo, ngay sau khi có chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, UBND huyện Sa Thầy đã tập trung triển khai xây dựng, ban hành quy chế về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn; đã hoàn thành việc thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý cấp huyện và cấp xã. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022, huyện Sa Thầy được giao nguồn vốn ngân sách Trung ương là 41.845 triệu đồng và năm 2023 là 57.985 triệu đồng.
Đối với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2022, huyện được ngân sách Trung ương giao là 15.889 triệu đồng và năm 2023 là 7.342,0 triệu đồng.
Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2022 huyện được giao là 4.949 triệu đồng và năm 2023 là 11.696 triệu đồng.
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện các chương trình MTQG đến nay, huyện Sa Thầy có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao và có 6 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến cuối năm 2022, toàn huyện còn 1.882 hộ (chiếm 13,11%) và 1.138 hộ hộ cận nghèo (chiếm gần 8% so với tổng số hộ toàn huyện).
Tính đến 31/3/2023, Sa Thầy đã giải ngân 24.521,605 triệu đồng nguồn ngân sách Trung ương bố trí thực hiện các chương trình MTQG năm 2022 và giải ngân được 251,855 triệu đồng nguồn ngân sách Trung ương bố trí thực hiện các chương trình MTQG năm 2023 (bằng 0,44% kế hoạch vốn năm 2023).
|
Huyện Sa Thầy cũng nêu lên những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, kiến nghĩ đề xuất trung ương, tỉnh, các sở ngành tháo gỡ để triển khai thực hiện. Cụ thể, đề nghị Bộ Kế hoạch-Đầu tư sớm đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ; Ủy ban dân tộc sớm sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 hướng dẫn cơ chế hỗ trợ sử dụng nguồn vốn đầu tư công để thực hiện nội dung hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất Dự án 1 (thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) đối với trường hợp hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và không theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo cơ chế đặc thù được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đề nghị Ủy ban Dân tộc sớm ban hành bộ tài liệu tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng thuộc Tiểu dự án 4, Dự án 5 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đề nghị tỉnh kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế đặc thù hỗ trợ sử dụng nguồn vốn đầu tư công để thực hiện nội dung hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất Dự án 1; sớm ban hành định mức quy định diện tích tối thiểu đất ở, đất sản xuất trên địa bàn tỉnh, làm căn cứ rà soát, triển khai chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề thuộc thuộc Dự án 1 của Chương trình MTQGG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và sớm ban hành định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một dự án…
Tại buổi làm việc, các sở, ngành, thành viên đoàn kiểm tra đã phân tích, giải đáp những kiến nghị của huyện thuộc thẩm quyền, đồng thời, góp ý và đề xuất những giải pháp để huyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chi Y Ngọc ghi nhận sự nỗ lực của huyện trong việc triển khai thực hiệc các chương trình MTQG trên địa bàn và đã đạt được những kết quả ban đầu.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cấp ủy, chính quyền chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm để thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai từng chương trình, dự án phù hợp với thực tế của địa phương.
Đối với những hạn chế của huyện, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý huyện cần có biện pháp khắc phục, nêu cao trách nhiệm và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đối với những vấn đề chưa liên quan đến vốn, chính sách, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cấp ủy, chính quyền cần chú trọng quan tâm chỉ đạo làm trước, đồng thời, phải chủ động chỉ đạo quyết liệt, sâu sát đến từng chương trình, từng dự án, từng công việc và thường xuyên đánh giá tiến độ triển khai từng dự án.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Sa Thầy tăng cường công tác quản lý, xây dựng kế hoạch lồng ghép thực hiện hiệu quả chương trình MTQG trên địa bàn; phân công trách nhiệm đối với các thành viên trong ban chỉ đạo để tránh chồng chéo; thường xuyên kiểm tra từng dự án để phát hiện và khắc phục những thiếu sót và tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân gắn với việc bảo đảm chất lượng hiệu quả công trình, dự án.
Phúc Nguyên