Hội thảo khoa học “Thực trạng hoạt động và tác động của các hiện tượng tôn giáo mới ở khu vực Tây Nguyên hiện nay”

09/11/2017 13:33

Sáng 9/11, tại thành phố Kon Tum, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng hoạt động và tác động của các hiện tượng tôn giáo mới ở khu vực Tây Nguyên hiện nay”.

Dự hội thảo có các đồng chí: Bùi Thanh Hà – Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; Trần Thị Nga – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng gần 100 đại biểu ngành Nội vụ, Ban Tôn giáo các tỉnh Tây Nguyên; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND, Phòng Nội vụ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham dự hội thảo

 

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo cho biết, “hiện tượng tôn giáo mới” xuất hiện từ nửa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ở nhiều nước trên thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, năm 2001, thế giới có khoảng 20.000 “hiện tượng tôn giáo mới” với trên 130 triệu tín đồ.

Tại Việt Nam, thống kê cho thấy có khoảng 80 “tôn giáo mới” hay “hiện tượng tôn giáo mới”, “đạo lạ”, “tà đạo”... với nhiều tên gọi và nguồn gốc khác nhau tồn tại bên cạnh các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống. Tại các tỉnh Tây Nguyên, có khoảng 17 “hiện tượng tôn giáo mới” có nguồn gốc và mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã nêu nhiều ý kiến, trong đó cần nhận diện và phân loại các “hiện tượng tôn giáo mới” ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay. Trên cơ sở đó có nhận thức đúng, phương thức ứng xử và quản lý nhà nước phù hợp đối với các loại hình này trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, xây dựng những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc hình thành chủ trương, chính sách và các giải pháp công tác đối với “hiện tượng tôn giáo mới” ở nước ta hiện nay.

Tin, ảnh: Quang Định

Chuyên mục khác