08/01/2021 14:16
|
Tham dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Hữu Tháp- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
Báo cáo trình bày tại Hội nghị cho biết, năm 2020, kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và những diễn biến bất thường của thiên tai, tăng trưởng kinh tế chậm lại, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; đời sống của một bộ phân người dân gặp khó khăn.
Trước tình hình phức tạp của thiên tai, dịch bệnh, cân đối NSNN khó khăn, Bộ Tài chính đã chủ động trình cấp thẩm quyền cho phép thực hiện những biện pháp, như: yêu cầu tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020; yêu cầu các địa phương chủ động điều hành ngân sách địa phương, trường hợp hụt thu thì phải chủ động tiết kiệm chi. Tổng số kinh phí đã cắt giảm, tiết kiệm được của ngân sách trung ương là 49,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,6% dự toán Quốc hội giao.
Nhờ chủ động trong điều hành, đến nay có thể khẳng định rằng, chi ngân sách nhà nước năm 2020 đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Tổng chi ngân sách năm 2020 ước khoảng 1.781,4 nghìn tỷ đồng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh... Trong đó, ngân sách nhà nước đã chi trên 18 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân vượt qua tác động của đại dịch Covid-19. Ngân sách Trung ương đã sử dụng khoảng 12,4 nghìn tỷ đồng dự phòng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh...
Đến tháng 11/2020, cả nước thu ngân sách ước đạt 1.507,1 nghìn.tỷ đồng, bằng 98% dự toán (giảm 31,9 nghìn tỷ đồng), tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nuớc đạt 23,9% GDP. Theo phân cấp quản lý, thu ngân sách Trung ưong đạt khoảng 90% (giảm 89 nghìn tỷ đồng); thu ngân sách địa phương đạt 108,6% (vượt 56,8 nghìn tỷ đồng). Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 6,89 triệu tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch đề ra (100,4%).
Việc chi ngân sách năm 2020 cũng hoàn thành mục tiêu đề ra, với tổng số chi ngân sách ước khoảng 1.781,4 nghìn tỷ đồng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngân sách nhà nước đã chi trên 18 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân vượt qua tác động của đại dịch Covid-19. Ngân sách Trung ương đã sử dụng khoảng 12,4 nghìn tỷ đồng dự phòng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh; xuất cấp gần 37 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm…
Năm 2021, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai 7 nhóm giải pháp nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính- ngân sách nhà nước đề ra.
Theo đó, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước; phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 3% so với dự toán Quốc hội quyết định, tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước khoảng 15,5% GDP; tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2021 theo dự toán, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước năm 2021 trong phạm vi 4% GDP.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ triển khai một số giải pháp, như: nâng cao kỷ cương, hiệu quả trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
LS