27/07/2023 13:03
|
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tại buổi làm việc, tổng kinh phí thực hiện các chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 5.252,737 tỷ đồng. Từ năm 2021 đến tháng 4/2023 đã giải ngân vốn của Trung ương 121,666 tỷ đồng, đạt 39,96% kế hoạch; vốn đối ứng của ngân sách của địa phương để thực hiện các chương trình là 370,260 tỷ đồng, đạt 121,6% so với tổng số vốn ngân sách Trung ương phân bổ; vốn tín dụng để thực hiện các chương trình là 136,432 tỷ đồng.
Nhờ đó các nguồn vốn đã được giải ngân, đến nay, toàn tỉnh có 42 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, trong đó có 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; đã hỗ trợ và cấp được 14 mã số vùng trồng chuyên canh; có 205 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 1 sản phẩm được Trung ương công nhận đạt 5 sao cấp quốc gia; 22 sản phẩm đạt 4 sao; 182 sản phẩm đạt 3 sao; có 406 thôn có nhà rông, chiếm 83%; tỷ lệ xã có nhà văn hóa là 56%... Đặc biệt, đã huy động được cả hệ thống chính trị tham gia và tổ chức thực hiện các chương trình.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện còn một số vấn đề khó khăn, đó là: Việc phân bổ chi tiết các nguồn vốn để triển khai thực hiện các chương trình phải chờ quy định, hướng dẫn của Trung ương và địa phương; một số cơ chế, chính sách và hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành Trung ương về triển khai thực hiện chương trình chưa đồng bộ; việc bổ sung nhiều chỉ tiêu mới về nông thôn mới so với giai đoạn trước nên cần phải có thời gian để tổ chức thực hiện đạt mục tiêu đề ra. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn huyện Tu Mơ Rông chưa có xã đạt NTM.
Nguyên nhân chính là do cơ chế chính sách quy định, hướng dẫn thực hiện các chương trình chưa kịp thời và chưa đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện; một số cơ chế chính sách quy định về sử dụng ngân sách Nhà nước chưa được hoàn thiện nên khó khăn trong việc phân bổ và giải ngân nguồn vốn đầu tư, thậm chí có nội dung trích dẫn thực hiện theo văn bản đã hết hiệu lực.
|
Qua đó, Sở NN&PTNT kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế đặc thù ưu tiên hỗ trợ vốn để tập trung xây dựng đối với các huyện chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới; cần quy định cụ thể vào văn bản ban hành, không dẫn chiếu thực hiện theo nhiều văn bản khác nhau vào văn bản hướng dẫn thực hiện vì dẫn đến việc nghiên cứu, áp dụng rất khó khăn, khó vận dụng, nhất là đối với cấp xã. Đồng thời, đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Tài chính bổ sung, sửa đổi Thông tư 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 đối với các nội dung và mức hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP...
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Đình Thanh - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thông tin một số vấn đề về 3 chương trình MTQG để Sở và các phòng, đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT biết, thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. Đồng thời, ghi nhận và đánh giá cao công tác tham mưu, đề xuất của Sở NN&PTNT với Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình.
Qua đó, đồng chí đề nghị Sở NN&PTNT tiếp tục rà soát, thống kê, cung cấp thông tin cho Đoàn một số nội dung về xây dựng NTM, về nguồn vốn đối ứng của chương trình, về kết quả thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”... để phục vụ công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh trong thời gian tới.
KD