08/09/2023 17:13
|
Trong đó, tiếp tăng cường thực hiện các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia, sản phẩm OCOP tiêu biểu và nông sản chủ lực của các địa phương.
Thúc đẩy xây dựng, tham gia các sự kiện giới thiệu, kết nối và phân phối sản phẩm; ưu tiên sử dụng các sản phẩm OCOP làm quà tặng, quà biếu trong các sự kiện, hoạt động đối ngoại và các sự kiện của các sở, ngành, các địa phương và của tỉnh.
Hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể tham gia chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong việc giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, mở rộng thị trường, các kênh phân phối nội địa.
Tập trung phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống, phát huy giá trị văn hóa, hình thành sản phẩm tích hợp đa giá trị gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đã đạt được những kết quả tích cực. Số lượng sản phẩm đăng ký, sản phẩm được đánh giá, phân hạng và công nhận ngày càng cao; chủ thể tham gia chương trình ngày càng nhiều và đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như: Một số địa phương còn chưa thật sự tập trung chỉ đạo đánh giá chất lượng sản phẩm, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP chưa hiệu quả.
Việc kiểm tra, rà soát đánh giá hoạt động sản xuất và tiêu thụ đối với các sản phẩm đã được công nhận chưa được thực hiện thường xuyên; sản phẩm OCOP của tỉnh chưa được nhiều người dân, doanh nghiệp biết đến trên thị trường.
Hồng Lam