21/10/2021 14:29
Theo đó, để phòng trừ bệnh khảm lá mì hiệu quả, hướng tới sản xuất ổn định, bền vững, an toàn dịch bệnh, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết, cụ thể các giải pháp phòng trừ, ngăn chặn bệnh khảm lá mì ngay từ đầu niên vụ sản xuất (hoàn thành trước ngày 30/10).
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, trừ bệnh khảm lá sắn trên địa bàn các huyện, thành phố; kịp thời thông tin, khuyến cáo về thời vụ trồng theo từng vùng sản xu; tăng cường quản lý nguồn giống mì, nhất là các nguồn giống từ ngoài tỉnh, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có).
|
UBND các huyện, thành phố hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá mì theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đặc biệt chú ý đến việc thu gom, tiêu hủy cây mì và tàn dư thực vật đối với diện tích mì trái vụ, trồng trên diện tích bán ngập lòng hồ thủy điện bị nhiễm bệnh khảm lá đã và đang thu hoạch.
Có giải pháp ngăn chặn việc mua bán, trao đổi, vận chuyển thân, lá mì ra ngoài vùng bệnh nhằm hạn chế lây lan nguồn bệnh ra nơi khác theo đúng quy định và tình hình thực tế tại địa phương. Tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc luân canh cây trồng đối với diện tích mì thường xuyên bị nhiễm bệnh khảm lá.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, hiện nay, cây mì vẫn là một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn, với diện tích khoảng trên 38.830ha. Từ đầu năm đến nay, bệnh khảm lá đã phát sinh, gây hại ở hầu hết các huyện, thành phố với tổng diện tích thiệt hại gần 700ha.
Hồng Lam