19/07/2019 20:30
|
Tham dự hội nghị có các thành viên Ban chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian qua, Ban chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 24/4/2018 của Chính phủ; phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh, phiên bản 1.0; triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành (phần mềm VNPT-Ioffice) cho tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh, đồng thời kết nối liên thông với trục liên thông văn bản Quốc gia và tổ chức liên thông 4 cấp; ứng dụng có hiệu quả chữ ký số trong hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh và triển khai thí điểm chữ ký số trên tất cả văn bản điện tử của UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử qua trục liên thông văn bản Quốc gia; duy trì và đưa vào vận hành một số hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp, hoạt động của cơ quan nhà nước và hiện đang duy trì cung cấp 32 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 của các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh... Qua triển khai đã góp phần chuyển biến nhận thức về Chính phủ điện tử và quá trình triển khai hướng tới Chính phủ, Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm gắn kết giữa cải cách hành chính với ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử và cải cách hành chính phục vụ phát triển nhanh, bền vững kinh tế xã hội của tỉnh.
Ban chỉ đạo Chính quyền điện tử tỉnh cũng xác định các giải pháp trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2019: Tham mưu UBND tỉnh tập trung chỉ đạo phát huy hiệu quả Trung tâm Phục vụ hành chính công gắn với lộ trình của Chính phủ về vận hành Cổng dịch vụ công Quốc gia; phát triển trục liên thông văn bản Quốc gia gắn với thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; triển khai ứng dụng Zalo trong Chính quyền điện tử; triển khai nghiên cứu bước đầu xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu; thành lập Trung tâm điều hành và giám sát đô thị thông minh; xây dựng hộp thư điện tử phù hợp với khung Chính quyền điện tử...
Tại hội nghị, lãnh đạo Viễn thông Kon Tum và Viettel Kon Tum giới thiệu phần mềm phòng họp không giấy tờ và mô hình, giải pháp về đô thị thông minh sử dụng công nghệ thông tin...
Các đại biểu tham dự hội nghị cũng thảo luận và đưa ra các giải pháp thực hiện Chính quyền điện tử trong thời gian tới...
Kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa nhấn mạnh, trong thời gian tới, cần phải tập trung đưa Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh vào nề nếp; tiếp tục đưa hết các thủ tục, dịch vụ hành chính của các đơn vị về Trung tâm Phục vụ hành chính công; sớm hoàn thiện bộ khung Chính quyền điện tử trong năm 2019; tổ chức trưng cầu, lấy ý kiến để nghiên cứu, lựa chọn áp dụng phần mềm họp không giấy tờ và mô hình đô thị thông minh ứng dụng công nghệ thông tin; tập trung củng cố thực hiện những việc liên quan đến Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính trên địa bàn.
Văn Phương