Phát triển 5.000ha cà phê chè ở 3 huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei

03/01/2024 17:56

Là một trong những mục tiêu đến năm 2025 được UBND tỉnh đề ra tại Đề án Khôi phục và phát triển cây cà phê xứ lạnh tại các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei và Kon Plông gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành kèm theo Quyết định số 790/QĐ-UBND ngày 28/12/2023.
Cà phê xứ lạnh ở huyện Kon Plông cho giá trị kinh tê cao. Ảnh: HL

 

Bên cạnh đó, cũng đến năm 2025, các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei xây dựng ít nhất 1 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cà phê chè trên địa bàn với "hạt nhân" là các hợp tác xã (trong đó thành viên các hợp tác xã bao gồm người DTTS), doanh nghiệp là "trụ cột".

Định hướng trên địa bàn mỗi huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei có từ 0,5-1% diện tích cà phê chè được sản xuất theo hướng hữu cơ. Mỗi huyện hình thành ít nhất 01 vườn giống để cung ứng kịp thời nhu cầu của nhân dân.

Xây dựng ít nhất 3 sản phẩm OCOP từ nguồn gốc cà phê xứ lạnh Kon Tum đã qua chế biến, đồng thời gắn thương hiệu của các sản phẩm OCOP với khai thác nhãn hiệu cà phê xứ lạnh Kon Tum. Các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei: mỗi địa phương hình thành ít nhất 1 cơ sở sơ chế, chế biến cà phê chè.

Định hướng đến năm 2030, phát triển, mở rộng vùng sản xuất cà phê chè trên địa bàn các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei và các khu vực phù hợp; nâng cao năng suất lên 20 tạ/ha; hình thành các khu, vùng sản xuất cà phê đặc sản gắn với nhãn hiệu Cà phê xứ lạnh Kon Tum.

Phấn đấu thu hút đầu tư xây dựng ít nhất 01 nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ Cà phê xứ lạnh Kon Tum. -Trên địa bàn mỗi huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei có từ 2-3% diện tích cà phê chè được sản xuất theo hướng hữu cơ.

Phấn đấu 100% các hộ sản xuất cà phê chè trên địa bàn các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông tham gia vào các liên kết sản xuất tiêu thụ, các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Hồng Lam

Chuyên mục khác