[INFOGRAPHIC] 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam: Ba phương châm mang tính bao trùm cho một nền văn hóa mới

28/02/2023 18:04

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương đã kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cách mạng là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Đề cương nêu ra ba phương châm lớn của cuộc vận động văn hóa mới ở Việt Nam trong giai đoạn này là: Dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa. Ba phương châm thực chất là ba tính chất, như ba trụ cột cơ bản, đảm bảo cho văn hóa Việt Nam phát triển. Cho đến nay, Đề cương về văn hóa năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị lý luận và tính thời đại sâu sắc, tiếp tục soi đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 

 

Ý nghĩa lịch sử của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo là một văn kiện lịch sử vô giá. Sự ra đời của Đề cương đã kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cách mạng; thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc; trở thành ngọn cờ tập hợp, cổ vũ nhân dân ta, nhất là giới trí thức, văn nghệ sĩ hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng của Đảng; đóng góp quan trọng làm nên thắng lợi lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; sau đó là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 và đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; đưa đất nước ngày càng vững vàng trên hành trình đổi mới và phát triển.

 

 

6 nhiệm vụ, 4 giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới

Đảng ta luôn khẳng định: Phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Đảng xác định, chủ thể xây dựng và phát triển văn hóa là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức-văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng… Để xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa của dân tộc, chúng ta phải phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước.

 

 

Theo TTXVN

Chuyên mục khác