Theo chân người giữ rừng Chư Mom Ray

09/06/2018 08:21

Có dịp cùng cán bộ, nhân viên Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray đi tuần tra quản lý, bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh trải dài mênh mông và xanh thẳm đã được công nhận Di sản ASEAN (2004), chúng tôi cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp, sự đa dạng của hệ động, thực vật và những vất vả của cán bộ nhân viên làm nhiệm vụ giữ rừng Chư Mom Ray.

Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có diện tích 56.249,2ha, thuộc các xã Rờ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn, Mô Rai, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) và xã Sa Loong, Bờ Y, Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi); có giá trị bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn cho thủy điện Plei Krông, Ya Ly, Sê San 3 và phát triển du lịch sinh thái.

Với diện tích rộng, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Mom Ray tổ chức nhiều trạm, chốt để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Mỗi ngày, cán bộ nhân viên các trạm đều phải thức dậy sớm chuẩn bị tư trang, lương thực để đi tuần tra, trực chốt; có khi ngủ trong rừng cả tháng liền.

Cán bộ, nhân viên Trạm Biên giới Bờ Y (Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Mom Ray) dậy sớm nấu cơm mang đi tuần

 

Cùng với việc quản lý và bảo vệ rừng, đến nay, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray còn thực hiện giao khoán bảo vệ 16.391ha rừng cho 20 cộng đồng, nhằm khuyến khích và nâng cao trách nhiệm người dân cùng tham gia bảo vệ rừng.

Phối hợp với các hộ dân nhận khoán đi tuần tra quản lý, bảo vệ rừng

 

Bên cạnh đó, các Trạm còn phối hợp với cán bộ chiến sĩ các đồn Biên phòng và chính quyền các xã vùng đệm để triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng.

Cán bộ nhân viên Trạm biên giới Bờ Y phối hợp với cán bộ chiến sĩ Trạm kiểm soát Đăk Kôi - Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đi tuần

 

Do địa hình phức tạp, độ cao giảm dần từ đông sang tây (cao nhất là đỉnh Chư Mom Ray - 1.773m, thấp nhất là thung lũng Ya Book - 200m), nên việc tuần tra quản lý, bảo vệ rừng rất khó khăn.

Thường xuyên leo những con dốc thẳng đứng để đi tuần
Hỗ trợ nhau vượt qua đoạn đường toàn đá...
...vượt những con suối lớn

 

Dù vất vả nhưng cán bộ, nhân viên Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Mom Ray luôn hết mình vì công việc, với họ “rừng là nhà, biên giới là quê hương”.

Kiểm tra cột mốc số 3, tiểu khu 188A, nhằm ngăn chặn hành vi xâm lấn rừng làm nương rẫy trái phép của người dân
Quan sát, theo dõi, trao đổi thông tin để ghi chép nhật ký
Tháo gỡ bẫy thú rừng
Nghỉ chân ăn trưa bên bờ suối
Và lại tiếp tục hành quân...

 

Không chỉ hiểu hơn về công việc và sự vất vả của những người giữ rừng Chư Mom Ray, trong chuyến hành trình này, chúng tôi còn được tận mắt chiêm ngưỡng những cánh rừng nguyên sinh tuyệt đẹp với hệ động, thực vật rất đa dạng, trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Một chú voọc chà vá chân xám đang leo trèo
Một góc thung lũng Ya Book - thung lũng lớn nhất của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - đây cũng là nơi sinh sống của các loài thú móng guốc.

 

Với sự nỗ lực của những người giữ rừng, Chư Mom Ray vẫn điệp trùng xanh.

Một góc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray mênh mông và xanh thẳm

Tú Quyên - Đức Thành

Chuyên mục khác