Mùa mật cao su

27/04/2019 13:42

Vào mùa khô, khi những cánh rừng cao su ở Ia Chim, Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy,... đâm chồi nảy lộc là thời điểm lý tưởng để các chủ nuôi ong đưa đàn về lấy mật.

 

Khi vào mùa lấy mật, mỗi chủ ong thường đầu tư từ 100 - 300 đàn, tuỳ theo điều kiện.

 

Việc di chuyển đàn ong đến khu vực mới phải thực hiện trong đêm. Nơi đặt tổ kín gió để không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng mật của đàn ong. 

 

Địa điểm để đặt đàn ong sẽ được chủ ong lựa chọn kỹ lưỡng, nhất là nơi có tán rừng cao su xanh tốt sẽ cho nguồn mật dồi dào.

 

Mỗi đợt thu hoạch mật cách nhau từ 7 đến 10 ngày. Vào thời điểm thuận lợi, mỗi thùng cho từ 4-5kg mật.

 

Khi thu hoạch mật, người nuôi ong đều phải mặc trang phục che kín tay chân, đầu đội mũ lưới nhằm tránh bị ong đốt.

 

Phần sáp dư, nắp đóng sáp được cắt bỏ, để khi quay, lượng mật trong cầu ong ra nhiều nhất.

 

Các cầu ong được đưa vào máy quay - sử dụng lực ly tâm để mật từ lỗ sáp ra ngoài.

 

Mật ong từ cây cao su có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ và vị ngọt dịu, được bán giá sỉ khoảng 20.000đ – 30.000đ/kg.

 

Trại ong 200 thùng của gia đình anh Ngô Xuân Thủy ở thôn Lâm Tùng, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum. Anh Thủy cho biết, năm nay sản lượng mật cao su cũng khá do mùa nắng kéo dài và cao su cho mật ổn định.

 

Nuôi ông lấy mật là nghề du cư theo mùa hoa. Các chủ ong đưa đàn đi khắp mọi miền đất nước để lấy mật, phấn các loài hoa như: cà phê, vải, nhãn hay chôm chôm… Tuy nhiên, mùa mật cao su có thời gian thu hoạch lâu hơn và sản lượng, thu nhập cũng cao nhất.

THẾ BINH

 

 

 

 

Chuyên mục khác