Măng Đen – Quà tặng của đại ngàn

05/10/2014 21:12

Măng Đen có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 18-22oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ trung bình 150C, tháng nóng nhất là tháng 5 với nhiệt độ trung bình dưới 22,70C. Măng Đen được ví như "Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên".

Vùng du lịch sinh thái Măng Đen nằm ở độ cao trung bình 1.000-1.500m so với mực nước biển, có tọa độ địa lý: Vĩ độ bắc từ 14019’55’’ đến 14046’10’’; Kinh độ đông từ 108003’45’’ đến 108022’40’’, cách thành phố Kon Tum 55km về phía đông bắc đi theo Quốc lộ 24.

Măng Đen có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 18-22oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ trung bình 150C, tháng nóng nhất là tháng 5 với nhiệt độ trung bình dưới 22,70C. Măng Đen được ví như "Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên". Đây là điều kiện thuận lợi cho Măng Đen phát triển du lịch, nông nghiệp, đặc biệt là trồng rau và hoa quả ôn đới phục vụ xuất khẩu.

Hoa đồng tiền trồng tại Măng Đen

 

Không chỉ có vậy, nằm trên tuyến Quốc lộ 24 - cửa ngõ phía đông của tỉnh Kon Tum, Măng Đen còn có lợi thế để phát triển thương mại - dịch vụ. Theo định hướng phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, Tỉnh ủy Kon Tum có Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24/4/2007 xác định vùng kinh tế động lực Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen là một trong ba vùng kinh tế động lực của tỉnh. Đặc biệt, ngày 05/2/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 298/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông đến năm 2030.

Theo đó, ranh giới, quy mô diện tích vùng du lịch sinh thái Măng Đen bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Kon Plông, với quy mô khoảng 138.116ha. Ranh giới cụ thể như sau: phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía nam giáp huyện Kon Rẫy và tỉnh Gia Lai; phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía tây giáp huyện Đăk Tô, Đăk Hà.

Đây là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia, nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái; là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía đông của tỉnh Kon Tum. Hiện dân số toàn vùng 21.853 người, dự báo đến 2020 khoảng 30.000 người và đến năm 2030 khoảng 40.000 người.

Hồ Đăk Ke

 

Toàn vùng Kon Plông được chia làm 04 vùng dựa trên vị trí, điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển, bao gồm:

+ Vùng du lịch đô thị Kon Plông (vùng du lịch trung tâm) của Vùng du lịch Măng Đen, có diện tích tự nhiên 14.682,7ha, bao gồm các chức năng: thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí, thể thao cao cấp có các loại hình du lịch cảnh quan sinh thái, lễ hội, ẩm thực, trải nghiệm... Diện tích đất xây dựng khoảng 3.000ha.

+ Vùng du lịch phía bắc (vùng liên kết, hỗ trợ): bao gồm các xã Đăk Tăng - Măng Bút, Đăk Ring - Đăk Nên; diện tích đất tự nhiên 67.526ha, có các loại hình du lịch cảnh quan, dã ngoại, trải nghiệm, khám phá, chăm sóc sức khỏe...

+ Vùng du lịch phía đông bắc (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Ngọc Tem) với diện tích tự nhiên 35.388ha gồm các loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, trải nghiệm, khám phá tự nhiên.

+ Vùng du lịch phía đông (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Hiếu, Pờ Ê) với diện tích tự nhiên 20.159ha, có các loại hình du lịch cảnh quan, trải nghiệm, lễ hội, vui chơi giải trí...

Đô thị Kon Plông là trung tâm du lịch chính của Vùng du lịch sinh thái Măng Đen, bao gồm các chức năng: nghỉ ngơi, điều dưỡng, du lịch sinh thái, thể thao, giải trí, dịch vụ du lịch, lưu trú, ẩm thực, hội chợ triển lãm thương nghiệp, biểu diễn ca múa nhạc, làng văn hóa dân tộc, công viên hoa chuyên đề..., có diện tích khoảng 3.000ha.

Các khu du lịch Đăk Tăng - Măng Bút, khu du lịch Đăk Nên, khu du lịch Ngọc Tem, khu du lịch xã Hiếu - Pờ Ê là các khu du lịch cảnh quan, dã ngoại; du lịch chẩn trị và tắm khoáng, du lịch về lễ hội…

Thác Măng Bút

 

Theo đó, các khu du lịch nằm trong hệ thống Khu du lịch Măng Đen sẽ được đầu tư xây dựng bao gồm: Khu du lịch thác Pa Sĩ, thác Lô Ba; khu du lịch tâm linh tượng Đức Mẹ; khu du lịch suối nước nóng thôn Vương, xã Đăk Nên; khu du lịch suối nước nóng Đăk Lô, xã Ngọc Tem; khu du lịch hang đá thôn Kon Du; các thôn, làng văn hóa khai thác du lịch cộng đồng như: thôn Kon Tu Rằng - xã Măng Cành; thôn Kon Ke, thôn Kon Chốt - xã Đăk Long; thôn Vi Glơng, thôn Kon Plông, thôn Đăk Xô - xã Hiếu; thôn Vi Ô Lắc, thôn Vi K’Oa - xã Pờ Ê…

Đến nay, Măng Đen- Kon Plông đã có trên 73 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 15.000 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án được cấp sau khi có quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều dự án đến nay đã hoàn thành và nhiều dự án đang triển khai thực hiện.

Theo nhìn nhận chung, Măng Đen có sự tương đồng nhiều mặt với Đà Lạt của Lâm Đồng, với Bà Nà của Đà Nẵng, Tam Đảo của Vĩnh Phúc, Sa Pa của Lào Cai; cực kỳ thuận lợi để phát triển thành một trung tâm du lịch-sinh thái-nghỉ dưỡng cấp quốc gia. Thậm chí, so với tất cả những địa chỉ du lịch nổi tiếng trước đó, Măng Đen còn có rất nhiều lợi thế nổi bật hơn, đó là lợi thế đi sau và còn giữ được nguyên vẹn thiên nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa.

Dương Lê 

Chuyên mục khác